Rộ mốt nuôi vật cưng ‘nguy hiểm chết người’

27/02/2020
Rộ mốt nuôi vật cưng ‘nguy hiểm chết người’

 Một xu hướng mới đang nổi lên trong giới ưa thích động vật cảnh ở Việt Nam: khẳng định đẳng cấp bằng những loài vật “nguy hiểm chết người”.

Đối với một số người, nuôi chó, mèo, chim, cá… là điều đã hoàn toàn “lỗi mốt”. Một xu hướng mới đang nổi lên trong giới ưa thích động vật cảnh ở Việt Nam: khẳng định đẳng cấp bằng những loài vật “nguy hiểm chết người”. 

Dưới đây là chân dung của một số loài vật nuôi tiêu biểu:

Nhện tarantula 
Đến từ châu Mỹ, nhện tarantula là một trong những loài nhện lớn và lông lá nhất thế giới. Chúng có thể đạt đến độ dài 10cm khi trưởng thành. Do kích cở “khủng” và hình thù rất ấn tượng mà loài nhện này được nhiều bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng như một thú cưng độc đáo.
Tên của nhện tarantula dựa trên một điệu nhảy tarantella của người da đỏ vùng Amazon. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì khi bị nó cắn, người ta đau đớn phát điên lên và nhảy chồm chồm như lên cơn dại để quên đi sự đau buốt mà dường như giảm được rất nhiều khi cộng thêm với sức nóng của đống lửa. 
Loại nhện này thường được quảng cáo là hiền lành và không bao giờ con người. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn cảnh báo nuôi chúng là điều mạo hiểm. Những vết cắn của nhện tarantula không chỉ đau buốt đến điêu đứng mà còn có thể gây lở loét, lâu lành và dẫn đến tử vong nếu nạn nhân bị dị ứng. 
Không chỉ độc, hình dạng “sát thủ” của nhện tarantula cũng có thể khiến vô số người đứng tim nếu chúng lọt ra nơi sinh sống của cộng đồng. 

Bọ cạp 
Trên đường phố Hà Nội thỉnh thoảng xuất hiện chiếc xe đạp, hoặc người đi bộ mang theo chiếc túi lưới to, bên trong có thể chứa tới cả trăm con bọ cạp.
Nhìn gần, những con bọ cạp to cỡ hai ngón tay người lớn nằm lúc nhúc, màu đen bóng với chiếc đuôi dài có “mũi kim” nhọn hoắt sẽ khiến không ít người cảm thấy rùng mình. Chúng được thu gom ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chúng thường được khách mua để làm đồ nhắm trong các nhà hàng hoặc ngâm rượu làm thuốc. Tuy vậy, chúng cũng được không ít người mua về nuôi làm cảnh.

Theo kinh nghiệm của một số người nuôi, loài bọ cạp này hiếm khi đốt người và có đốt thì cũng chỉ gây “sưng tấy và đau đớn trong vài giờ đồng hồ”. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là những trường hợp cá biệt, vì sức đề với kháng nọc độc ở từng người là khác nhau. 

Theo các chuyên gia ý tế, khi bị bọ cạp đốt, có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Đối với trẻ em và người bị dị ứng với nọc bọ cạp, việc bị bọ cạp đốt có thể gây sốc phản vệ, trong một số trường hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, dù có được “tiếp thị” là an toàn thì những người tiếp xúc với bọ cạp vẫn cần thận trọng tuyệt đối để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Rết 
Rết cũng là một vật nuôi được không ít bạn trẻ tìm tới để thể hiện “đẳng cấp”. Ban đầu, loài động vật nhiều chân này được bán trong các hiệu cá cảnh để làm thức ăn cho cá rồng. Tuy vậy, vẻ hấp dẫn một cách “ghê rợn” của những con rết to như cây đũa đã khiên nhu cầu nuôi rết làm “thú cưng” phát triển mạnh. 

Từ nhiều đời nay, loài rết đã được lưu truyền trong dân gian như một loài vật có chất độc cực mạnh, có thể khiến người bị cắn “đau đớn điên cuồng”, sốt, nôn mửa và sưng tấy dai dẳng. Rết càng to thì lượng nọc truyền vào cơ thể người bị cắn lại càng lớn. Sự nguy hiểm của chúng còn được nhân lên với bản tính hung dữ, sẵn sàng tấn công con người nếu cảm thấy bị đe dọa.

Đối với trẻ em, người già và những người có sức đề kháng kém, việc bị rết cắn có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong. 

Trăn và rắn

Với nhiều người, những loài “sâu bọ” như nhện, rết và bọ cạp vẫn là quá… xoàng. Phải nuôi rắn mới gọi là chịu chơi!
Trong giới chơi rắn cảnh, nhiều người chỉ chơi các loài rắn được cho là lành, không có độc. Tuy vậy, muốn chơi rắn độc thì cũng không hiếm nơi để cung cấp “hàng”. Những loài rắn độc được ưa chuộng thường có hình dáng dữ dắn như rắn hổ mang hoặc màu sắc bắt mắt như rắn lục đuôi đỏ. Và không nói thì ai cũng biết mức độ nguy hiểm của các loài rắn độc là như thế nào.

Bên cạnh rắn, các loài trăn cũng rất được ưa chuộng. Khắc với rắn, trăn không có nọc độc. Tuy vậy, những chú trăn được nuôi đến kích cỡ lớn cũng tiềm ấn những mối nguy hiểm khó lường. Ở Việt Nam từng có trường hợp trăn được nuôi làm vật cưng đã “tiêu hóa” một chú chó của khổ chủ. Về mặt khoa học, những chú trăn trưởng thành cực đại thừa sức “nuốt sống” một đứa trẻ. 

Các tin khác

icon icon